Kiểm toán năng lượng

1. Kiểm toán năng lượng là gì ?

Xem chi tiết
image01

Giới thiệu chung về ISO 9000

1. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (

Xem chi tiết
image01

Tổng quan về ISO 50001

1. Giới thiệu chung

Xem chi tiết
image01

Cung cấp giải pháp và sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Công ty IMC với đội ngũ các chuyên gia có trình độ đại ...

Xem chi tiết
image01

IMC Việt Nam

Trụ sở chính

130/25 Đốc Ngữ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 024 3 5188917

       024 3 8328703

Đà Nẵng

239/4 Nguyễn Tất Thành

Đà Nẵng, Việt Nam

Tel: 84 0511. 3738 279

Fax: 84 0511. 3738 711

 

Giới thiệu ISO 22000 / HACCP

1. Giới thiệu Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Tiêu chuẩn ISO 22000

Ngày 01/09/2005, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Tiêu chuẩn này do Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 34 soạn thảo. Đây là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dủng lẫn các bên quan tâm trên phạm vi toàn thế giới.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được nhìn nhận như sự tích hợp giữa ISO 9001, HACCP và GMP trong sản xuất thực phẩm. Qua đây tạo điều kiện hợp nhất và đơn giản hóa từng bước khi áp dụng các hệ thống quản lý cùng được triển khai trong một tổ chức. Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí đối với các tổ chức; đặc biệt khi phải vận hành một một lúc ISO 9001, HACCP, GMP


   Trước đó, Ủy ban thực phẩm Codex đã ban hành hệ thống HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point: Hệ thống phân tích các mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) như một công cụ quản lý an toàn thực phẩm. Đây là một phương pháp khoa học và có hệ thống để xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy trong quá trình chế biến, sản xuất, bảo quản và sử dụng thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn khi tiêu thụ.

ISO 22000:2005 có một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Tiêu chuẩn này trở thành một hướng dẫn cần thiết. Áp dụng ISO 22000:2005 vào các cơ sở sản xuất thực phẩm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời tạo ra sự ổn định trong xã hội trước nguy cơ nhiễm độc thực phẩm đang đứng trước tình trạng báo động cao.

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 giúp các cơ sở sản xuất thực phẩm:

- Cải tiến phương pháp làm việc trong quản lý an toàn thực phẩm

- Tuân thủ các yêu cầu pháp luật và giảm bớt nghĩa vụ pháp lý

- Cải thiện những cơ hội xuất khẩu và thâm nhập vào thị trường khó tính

- Nâng cao độ tin cậy đối với khách hàng

- Giảm bớt tần suất của các hoạt động kiểm tra

- Tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của các cơ sở sản xuất thực phẩm trên thương trường.

2. Các nguyên tắc của HACCP

Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy

Xác định các mối nguy tiềm ẩn ở mọi giai đoạn ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm từ sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng.

Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points). 

Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng.

Nguyên tắc 3: Xác lập các giới hạn tới hạn

Xác định các giới hạn tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.

Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)

Xây dựng hệ thống các chương trình thử nghiệm hoặc quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.

Nguyên tắc 5: Xác định các hành động khắc phục 

Các hành động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó mà giới hạn tới hạn không được tuân thủ.

Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra 

Để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.

Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu 

Hệ thống tài liệu này liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.

3. Mười hai bước xây dựng Kế hoạch HACCP


4. Cây quyết định xác định các CCP



 
Các thông tin khác