Kiểm toán năng lượng

1. Kiểm toán năng lượng là gì ?

Xem chi tiết
image01

Giới thiệu chung về ISO 9000

1. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (

Xem chi tiết
image01

Tổng quan về ISO 50001

1. Giới thiệu chung

Xem chi tiết
image01

Cung cấp giải pháp và sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Công ty IMC với đội ngũ các chuyên gia có trình độ đại ...

Xem chi tiết
image01

IMC Việt Nam

Trụ sở chính

130/25 Đốc Ngữ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 024 3 5188917

       024 3 8328703

Đà Nẵng

239/4 Nguyễn Tất Thành

Đà Nẵng, Việt Nam

Tel: 84 0511. 3738 279

Fax: 84 0511. 3738 711

 

Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

1. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015 bao gồm 3 tiêu chuẩn cốt lõi:

- ISO 9000:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
ISO 9004:2009 Quản trị cho sự thành công bền vững của tổ chức - Cách tiếp cận quản lý chất lượng

2. Nền tảng và cơ sở của ISO 9001:2015

2.1 Bảy nguyên tắc quản lý chất lượng
Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng

Trọng tâm chính của quản lý chất lượng là đáp ứng yêu cầu của khách hàng và phấn đấu để vượt quá mong đợi của họ

Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất về mục đích và định hướng cho tổ chức và tạo điều kiện để toàn thể CBCNV tham gia vào việc đạt được các mục tiêu của tổ chức

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
Mọi người có khả năng, được giao quyền và được tham gia ở mọi cấp trong toàn tổ chức là thiết yếu để nâng cao năng lực của tổ chức trong việc tạo ra và mang lại giá trị

Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình
Các kết quả sẽ đạt được hiệu lực và hiệu quả hơn khi các hoạt động được thấu hiểu và quản lý như các quá trình có liên quan với nhau như các chức năng trong một hệ thống chặt chẽ

Nguyên tắc 5: Cải tiến
Một tổ chức thành công luôn đặt trọng tâm vào cải tiến

Nguyên tắc 6: Quyết định dựa trên sự kiện
Các quyết định dựa trên những phân tích và đánh giá các dữ liệu và thông tin có nhiều khả năng tạo ra kết quả mong muốn

Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ
Để thành công bền vững, tổ chức quản lý các mối quan hệ của mình với các bên liên quan, chẳng hạn như các nhà cung cấp

2.2 Phương pháp tiếp cận theo quá trình

Sự hiểu biết và quản lý các quá trình liên quan với nhau như một hệ thống góp phần vào hiệu lực và hiệu quả của tổ chức trong việc đạt được kết quả như dự kiến. Cách tiếp cận này cho phép các tổ chức kiểm soát các mối tương quan và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quá trình của hệ thống, do đó hoạt động tổng thể của tổ chức có thể được tăng cường.

Cách tiếp cận theo quá trình liên quan đến việc xác định và quản lý các quá trình, và các tương tác của chúng, nhằm đạt được kết quả dự định phù hợp với chính sách chất lượng và định hướng chiến lược của tổ chức. Quản lý các quá trình và hệ thống một cách tổng thể có thể đạt được bằng cách sử dụng chu trình PDCA với trọng tâm vào tư duy quản lý rủi ro nhằm tận dụng các cơ hội và ngăn ngừa các kết quả không mong muốn.

Sơ đồ trình bày các yếu tố của một quá trình đơn lẻ:


2.3 Chu trình P-D-C-A


-     Lập kế hoạch: Thiết lập các mục tiêu của hệ thống và các quá trình của hệ thống, và các nguồn lực cần thiết để chuyển giao các kết quả phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và chính sách của tổ chức.

-     Thực hiện: Thực hiện các công việc đã hoạch định

-     Kiểm tra: Theo dõi và (khi thích hợp) đo lường các quá trình và kết quả sản phẩm và dịch vụ theo các chính sách, mục tiêu, yêu cầu và báo cáo các kết quả.

-         Hành động: Thực hiện các hành động để cải tiến kết quả hoạt động, khi cần thiết


2.4 Tư duy quản lý rủi ro

2.4.1 Rủi ro là gì ?

Rủi ro là khả năng xảy ra các sự kiện hoặc các hoạt động làm cản trở việc đạt được mục tiêu chiến lược và hoạt động của tổ chức

Mục tiêu chính của ISO 9001 là: (a) để cung cấp niềm tin vào khả năng củ tổ chức trong việc cung cấp sản phẩm một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng và (b) để nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Khái niệm về "rủi ro" trong bối cảnh của ISO 9001 liên quan đến sự không chắc chắn trong việc đạt được những mục tiêu này.

2.4.2 Tư duy quản lý rủi ro


Tư duy quản lý rủi ro là cần thiết để đạt được hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Khái niệm quản lý rủi ro đã được ngầm định trong các phiên bản trước của tiêu chuẩn ISO 9001, ví dụ: thực hiện các hành động phòng ngừa để loại bỏ sự không phù hợp tiềm ẩn, phân tích bất kỳ sự không phù hợp nào đã xảy ra, và tiến hành hoạt động để ngăn ngừa sự tái diễn phù hợp với những ảnh hưởng của sự không phù hợp.

Để phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001:2015, tổ chức cần phải có kế hoạch và thực hiện các hành động để giải quyết các rủi ro và cơ hội. Việc giải quyết cả những rủi ro và cơ hội tạo cơ sở để tăng tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, đạt được kết quả cải tiến và ngăn ngừa các tác động tiêu cực.

Các cơ hội có thể phát sinh như là kết quả của một tình huống thuận lợi để đạt được một kết quả mong muốn, ví dụ, tập hợp các trường hợp cho phép tổ chức thu hút khách hàng, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, giảm lãng phí hoặc nâng cao năng suất. Các hành động giải quyết các cơ hội cũng có thể bao gồm việc xem xét các rủi ro liên quan. Rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn và bất kỳ sự không chắc chắn như vậy có thể có những tác động tích cực hay tiêu cực. Một độ lệch dương phát sinh từ một rủi ro có thể cung cấp một cơ hội, nhưng không phải tất cả các tác động tích cực của rủi ro đều mang đến kết quả cơ hội.



 
Các thông tin khác