6 SIGMA
6 Sigma là gì?
Hiện nay, bên cạnh TQM và ISO 9000, 6 Sigma đang được nhiều
công ty quan tâm và áp dụng do các ưu việt của nó được rút kinh nghiệm từ
thực tiễn áp dụng tại các tập đoàn lớn như Motorola, Allied Signal hay GE
(General Electric)...
Tại sao 6 Sigma?
Ðối với Motorola, nơi đầu tiên đề xuất 6 Sigma, thì câu
trả lời thật đơn giản: để tồn tại. Kể từ giữa thập kỷ 80, khi Motorola xem
xét một cách nghiêm túc vấn đề chất lượng, tập đoàn này đã có những bước
tiến nhảy vọt chẳng hạn giải thưởng chất lượng Malcom Baldrige năm 1988 và
bí quyết thành công đó là cuộc cách mạng về chất lượng với 6 Sigma. Sẽ là
thiếu chính xác nếu nghĩ rằng 6 Sigma có nghĩa là đề cập đến chất lượng
theo khái niệm truyền thống - đó là sự thoả mãn các yêu cầu. 6 Sigma thực
chất là giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Ðể liên kết mục đích của 6 Sigma
với khái niệm chất lượng, chúng ta cần có một định nghĩa mới về chất lượng,
đó là sự kết hợp của hai thành phần: Chất lượng tiềm năng và chất lượng
thực tế.
Chất lượng tiềm năng đó là hàm lượng giá trị gia tăng
tối đa có thể đạt được trên một đơn vị đầu vào. Chất lượng thực tế là phần
giá trị gia tăng thực tế đạt được. Hiệu số của hai giá trị trên chính là
Lãng Phí. 6 Sigma tập trung vào việc cải tiến chất lượng (có nghĩa là giảm
lãng phí) bằng cách giúp tổ chức tạo ra các sản phẩm/dịch vụ tốt hơn, nhanh
hơn và rẻ hơn. Theo cách tiếp cận truyền thống, 6 Sigma tập trung phòng
ngừa khuyết tật, rút ngắn thời gian sản xuất và cắt giảm chi phí. Nhưng
không giống như những sự cắt giảm chi phí thông thường có thể gây ra suy
giảm chất lượng hoặc giá trị sản phẩm, 6 Sigma xác định và loại bỏ các chi
phí mà không mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, đó chính là những
lãng phí.
Ðối với những công ty chưa đạt tới 6 Sigma, chi phí
thông thường khá cao. Chẳng hạn, với công ty đang hoạt động ở mức 3 hoặc 4
Sigma thường phi chi phí khoảng 25 tới 40% tổng doanh thu để giải quyết các
vấn đề về chất lượng. Chi phí đó thường được gọi là chi phí cho chất lượng,
hay chính xác hơn là chi phí cho việc kém chất lượng. Các công ty đang hoạt
động ở 6 Sigma thường chi phí dưới 5% doanh thu để giải quyết các vấn đề
chất lượng.
6 Sigma là một phương pháp được tiến hành một cách chặt
chẽ, khoa học, tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả các kỹ thuật và các
nguyên tắc quản lý chất lượng đã được thừa nhận. Bằng việc kết hợp các yếu
tố trong nhiều lĩnh vực công việc khác nhau, 6 Sigma tập trung vào việc làm
thế nào để thực hiện công việc mà không có lỗi hay khuyết tật. Chữ Sigma (∂) theo ký tự Hy lạp đã
được dùng trong xác suất -thống kê để đánh giá sự sai lệch của các quá
trình. Hiệu quả hoạt động của một công ty cũng được đo bằng mức Sigma mà
công ty đó đạt được đối với các quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Các
công ty truyền thống thường đặt 3 hoặc 4 Sigma là mức Sigma chuẩn cho công
ty, mặc dù ở mức đó, xác suất lỗi có thể xảy ra là từ 6200 tới 67000 trên
một triệu cơ hội. Nếu đạt tới mức 6 Sigma, con số này chỉ còn là 3,4 lỗi
trên một triệu cơ hội. Ðiều này cho phép đáp ứng được sự mong đợi ngày càng
tăng của khách hàng cũng như sự phức tạp của các sản phẩm và quy trình công
nghệ mới ngày nay.
Nếu công ty đang tìm kiếm một công nghệ mới,
thì 6 Sigma không hẳn là một kỹ thuật thống kê hay một công nghệ cao gây
chấn động như một số các công nghệ mới xuất hiện gần đây. 6 Sigma dựa trên
chính những kỹ thuật đã được thử nghiệm và được khẳng định giá trị từ hàng
chục năm nay. Về thực chất, 6 Sigma đã loại bỏ khá nhiều các yếu tố phức
tạp, khó hiện thực của TQM (Quản lý chất lượng toàn diện). 6 Sigma chỉ lựa
chọn các công cụ hữu dụng nhất và đã được kiểm chứng và đào tạo cho một số
nhỏ cán bộ kỹ thuật chủ chốt. Những người này sẽ được gọi là "Ðai đen
6 Sigma" và có chức năng làm đầu mối chỉ đạo việc triển khai thực hiện
ở tầm vĩ mô. Vì vậy, các kỹ thuật do nhóm đai đen này sử dụng thường là các
ứng dụng công nghệ cao, chẳng hạn như là các chương trình ứng dụng máy tính
tiên tiến nhất. Còn các công cụ được sử dụng phổ biến nhằm cải tiến hiệu
quả hoạt động được gọi tắt là DMAIC (viết tắt của các từ tiếng Anh:
Define - Xác định; Measure - Đo lường; Analyze - Phân tích; Improve - Cải tiến;
Control - Kiểm soát).
2. Các công cụ chủ yếu khi triển khai Six Sigma
1. Các nhà quản lý Morotola đã sử dụng một cách hệ thống các công cụ truyền
thống sau đây để giải quyết các vấn đề của mình.
STT
|
Công
cụ
|
Mục
đích của ứng dụng
|
1
|
Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê (SPC) và biểu đồ
kiểm soát
|
Phát hiện vấn đề, phất hiện những điểm yếu trong khâu sản
xuất kinh doanh
|
2
|
Phân tích sai phân (sự biến động) ANOVA (Analyis of
Variation)
|
Xác định vấn đề và các nguyên nhân gốc rễ
|
3
|
Phân tích hồi qui (Regression and Correlation analyis)
|
Phân tích các nguyên nhân gốc rễ và dự đoán các kết quả
|
4
|
Thiết kế thông qua thử nghiệm DOE (Design of Experiments)
|
Phân tích các giải pháp tối ưu và đánh giá giá trị sử dụng
của kết quả cải tiến
|
5
|
FMEA (Failure Modes and Effect Analysis)
|
ưu tiên hoá các vấn đề và lập biện pháp phòng ngừa
|
6
|
Triển khai các chức năng chất lượng QFD (Quality Function Deployment)
|
Thiết kế quá trình, sản phẩm và dịch vụ
|
2. Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu áp dụng Six Sigma
Thông qua kinh nhiệm áp dụng Six Sigma của Morotola,GE chúng ta có thể nhận
thấy một số vấn đề sau:
- Triển khai Six Sigma là việc áp dụng một cách tổng hợp và hệ thống sự
phối hợp giưã các kỹ thuật cải tiến với tổ chức đào tạo nhân lực nhằm để
đạt được sự thoả mãn khách hàng với tiêu chuẩn là 3.4 DPMO
- Bản chất của áp dụng Six Sigma là việc loại trừ các sự lãng phí sinh ra
do sản phẩm không đạt yêu cầu, qua đó là giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
- Cốt lõi của Six Sigma là việc sử dụng các kỹ thuật thống kê. Tuy nhiên
trong việc triển khai Six Sigma không phải phát minh ra nhũng kỹ thuật gì
mới mà chỉ tận dụng các phương pháp và công cụ truyền thống để kiểm soát và
cải tiến quá trình sản xuất.
- Six Sigma đòi hỏi việc đào tạo một cách có hệ thống người lao động
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất bao gồm đào tạo về kỹ thuật và tổ
chức quản lý để người lao động có đầy đủ kỹ năng làm chủ công việc của
mình.
- Six Sigma đòi hỏi cách làm việc tập thể theo từng nhóm, tổ độ cải tiến
như mô hình QCC và phải có sự quan tâm của lãnh đạo để đảm bảo đi đến kết
quả cuôí cùng.
Bên cạnh những điểm cơ bản như vậy chúng ta còn thấy rằng với cách tiếp cận
mới như trên, Six Sigma không chỉ áp dụng cho các nhà sản xuất mà còn áp
dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ. Với việc nâng cao chất lượng sản phẩm
qua việc kiểm soát và cải tiến quá trình Six Sigma giúp ta giảm được chi
phí sản xuất, tiết kiệm được nguyên vật liệu tài nguyên. Ðiều đó có nghĩa
là Six Sigma mang lại lợi cho tất cả các đối tác có liên quan bao gồm
nhà sản xuất, khách hàng, nhà đầu tư...
3. Sự tương thích giữa ISO 9001 với 6 Sigma
Chương trình 6 Sigma được xây dựng dựa trên 6 bước bản là quá trình
DMAIC: Xác định (Define), Ðo lường (Measure), Phân tích (Analyze), Cải tiến
(Improve) và Kiểm soát (Control). Giai đoạn Xác định xoay quanh những đòi
hỏi của khách hàng và các chỉ số đo lường độ thoả mãn - tất cả những yếu tố
này có thể có được thông qua hệ thống quản lý ISO 9001. Mặc dù quá trình
được xem xét thường bắt đầu từ khâu sản xuất, các dự án 6 Sigma có thể bao
gồm cả việc quản lý tài nguyên, trách nhiệm quản lý, hoặc chính là các quá
trình đo lường, phân tích và cải tiến. Kết quả của một dự án 6 Sigma là một
quá trình được xem xét lại nhằm có được sự đảm bảo và được triển khai -
theo thuật ngữ của 6 Sigma là "được kiểm soát" (controlled) -
thông qua HTQLCL với những quy trình được văn bản hoá, các quy trình về thu
thập thông tin, đánh giá nội bộ duy trì và không ngừng cải tiến. |